Bối cảnh Điều_ước_Nhật–Triều_1876

Sau Cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 18, các quốc gia châu Âu bắt đầu thuộc địa hóa nhiều lãnh thổ tại châu Phi và châu Á - theo học thuyết chính trị được gọi là Chủ nghĩa đế quốc. Khu vực Đông Á cũng bị các thế lực ngoại quốc xâm chiếm, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839 – 1842) và Chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856 – 1860) chống lại nhà Thanh, Đại Thanh suy sụp, trở thành một lãnh thổ bán thuộc địa. Trong khi đó, Hải đoàn Á châu của Hải quân Hoa Kỳ dưới quyền Matthew C. Perry cũng buộc Nhật Bản phải mở cửa các hải cảng của mình cho thế giới phương Tây vào năm 1854.[3]

Bị bẽ mặt trước các điều ước bất bình đẳng và viễn cảnh mất độc lập cùng sự toàn vẹn lãnh thổ trước các cường quốc phương Tây, Nhật Bản lao vào Minh Trị Duy tân - một cuộc cách mạng thành công đã biến đổi nhanh chóng đảo quốc này từ một xã hội tương đối trung cổ thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại.